Sáng ngày 24/7/2023, 120 thanh niên, sinh viên kiều bào tiêu biểu đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia chương trình Trại hè Việt Nam năm 2023 đã có buổi tham quan, trải nghiệm hết sức có ý nghĩa tại Bảo tàng.
Trong các ngày từ 26/6- 30/6/2023, tại thành phố Thái Nguyên, Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai giảng lớp Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ về công tác thuyết minh, giới thiệu, diễn giải và xây dựng chương trình giáo dục di sản văn hóa và hướng dẫn triển khai công tác giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên thông qua di sản văn hóa.
Hưởng ứng ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5) năm nay, bám sát định hướng hoạt động của Hiệp hội Bảo tàng quốc tế (ICOM) và Cục Di sản văn hóa, Bảo tàng tỉnh đã lồng ghép nội dung, chủ đề kỷ niệm sự kiện này thông qua hoạt động tuyên truyền phục vụ khách tham quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Kết thúc chuyến dã ngoại, tập huấn chuyên môn tại Thanh Hóa trước khi lên đường làm nhiệm vụ tại Seagame 32, sáng ngày 2/4/2023 đội tuyển Vovinam quốc gia đã có buổi tham quan Bảo tàng tỉnh.
Thực hiện kế hoạch 199/KH-UBND, ngày 5/9/2021 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về Xây dựng các bộ sưu tập hiện vật, số hóa hiện vật và tổ chức hoạt động giáo dục tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 – 2025, Bảo tàng tỉnh đã khẩn trương triển khai thực hiện, hoàn thành đúng tiến độ và đưa vào phục vụ khách tham quan sản phẩm số hóa 03 Bảo vật Quốc gia.
Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa khảo cổ học thời đại kim khí ở Việt Nam, được các nhà Khảo cổ học đặt tên dựa vào sự phát hiện ngẫu nhiên một nhóm đồ đồng cổ vào năm 1924 tại làng Đông Sơn ven sông Mã (nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá). Văn hoá Đông Sơn có niên đại từ thế kỷ VII tr.cn đến thế kỷ I s.cn). Các di chỉ Văn hóa Đông Sơn phân bố ở hầu khắp các địa bàn trong tỉnh từ vùng đồng bằng, trung du, miền núi cho đến vùng biển nhưng tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Mã, sông Chu. Căn cứ vào chức năng, hiện vật văn hoá Đông Sơn được chia làm 5 loại hình: Công cụ sản xuất, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, nhạc khí và đồ trang sức.
Sáng 23-11, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tọa đàm kỷ niệm 17 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11-2005 - 23-11-2022) và tiếp nhận tài liệu, hiện vật do một số nhà sưu tập tư nhân và cán bộ hưu trí các ngành gốm sứ, điện cơ, cựu chiến binh hiến tặng.
Trong thời gian từ ngày 23/10 – 27/10/2022, Bảo tàng tỉnh tổ chức giới thiệu bộ trưng bày lưu động “Truyền thống lịch sử văn hóa Thanh Hóa” và các chương trình giáo dục lịch sử cho học sinh tại các điểm trường tiểu học, Trung học cơ sở xã Thành Sơn; Trường Tiểu học Ái Thượng và trường TH cơ sở Ái Thượng, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước.
Năm 1428, cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh kết thúc thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Thuận Thiên, khôi phục quốc hiệu Đại Việt mở ra một giai đoạn phát triển mới của chế độ quân chủ tập quyền trong lịch sử Việt Nam với vương triều Lê sơ (1428 - 1527).
Thực hiện công văn số 2570/SVHTTDL-DSVH ngày 13/6/2022 về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức các hoạt động trưng bày tuyên truyền, các chương trình giáo dục học tập về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng và thông qua trưng bày lưu động, phối hợp.
Hiện vật tiêu biểu