Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa khảo cổ học thời đại kim khí ở Việt Nam, được các nhà Khảo cổ học đặt tên dựa vào sự phát hiện ngẫu nhiên một nhóm đồ đồng cổ vào năm 1924 tại làng Đông Sơn ven sông Mã (nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá). Văn hoá Đông Sơn có niên đại từ thế kỷ VII tr.cn đến thế kỷ I s.cn). Các di chỉ Văn hóa Đông Sơn phân bố ở hầu khắp các địa bàn trong tỉnh từ vùng đồng bằng, trung du, miền núi cho đến vùng biển nhưng tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Mã, sông Chu. Căn cứ vào chức năng, hiện vật văn hoá Đông Sơn được chia làm 5 loại hình: Công cụ sản xuất, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, nhạc khí và đồ trang sức.
Nhân dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 và mồng 1 tháng 5 chúng tôi có dịp về Thanh Hóa và được tiếp cận bộ sưu tập đồ đồng Văn hóa Đông Sơn tại một nhà sưu tầm cổ vật địa phương, xin được thông báo để chúng ta cùng tham khảo.
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện đang trưng bày và lưu giữ bộ sưu tập thạp đồng Đông Sơn, với hơn 50 hiện vật. Đây là một sưu tập cổ vật quý hiếm trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Ở Thanh Hóa, thạp đồng phát hiện trong văn hóa Đông Sơn cũng phổ biến, tuy số lượng không nhiều bằng trống đồng, song cũng là di vật tương đối điển hình cho văn hóa Đông Sơn. Hầu hết các di tích văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đều tìm thấy thạp đồng bên cạnh các di vật Đông Sơn khác. Thanh Hóa là nơi đầu tiên phát hiện ra di vật văn hóa Đông Sơn, đồng thời là một trung tâm lớn của nền văn hóa Đông Sơn. Do vậy, cũng như trống đồng, số lượng thạp đồng Đông Sơn phát hiện ở Thanh Hóa cũng nhiều nhất so với cả nước
Hiện vật tiêu biểu