Cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được tiến hành vào năm 907 do Tiết độ sứ Giao Châu - Khúc Hạo thực hiện. Cải cách triển khai trên các mặt về hành chính, thuế, hộ tịch, hộ khẩu, đã đem lại những thay đổi tích cực cho xã hội.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bảo vệ nền độc lập của toàn quốc vừa bùng nổ tròn 2 tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về Thanh Hóa ngày 20 tháng 2 năm 1947. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm tỉnh ta.
Phạm Văn Hinh (1914 - 1941), người làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa (làng Cẩm Bào nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc,) tỉnh Thanh Hóa. Ông có bí danh là Mây. Năm 20 tuổi, ông tham gia hoạt động cách mạng, 21 tuổi ông được kết nạp Đảng; 27 tuổi ông là Trưởng ban Đặc vụ chiến khu du kích Ngọc Trạo.
Trịnh Ngọc Điệt (Trịnh Văn Điệt) có các bí danh: Địa, Quyết, Linh, Đinh, Hiên), sinh ngày 17/1/1917, tại thôn Ngọc Trung, tổng Thử Cốc, phủ Thiệu Hóa (nay là xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) – là địa phương giàu truyền thống yêu nước, lại được lớn lên trong hoàn cảnh cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trong cả nước. ngay từ khi còn nhỏ, ông đã được tiếp xúc nhiều với các đồng chí hoạt động cách mạng như: Nguyễn Xuân Thúy (thôn Phong Cốc), Đỗ Huy Trinh (thôn Phong Hậu, xã Xuân Minh), và Trịnh Phương Đan (thôn Bình Lâm, huyện Hà Trung) là thầy dạy học, cũng là người trực tiếp dìu dắt và giác ngộ cách mạng cho ông từ lúc lên 9 – 10 tuổi.
Lê Hữu Lập (1897 - 1934) người con của thôn Hữu Nghĩa, tổng Xuân Trường, huyện Hậu Lộc (nay là xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Từ khi bắt đầu giác ngộ cách mạng cho đến khi trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 37, Ông luôn là người học trò ưu tú của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, thế hệ thanh niên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa.
Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở phía Bắc Trung bộ, một vùng đất địa linh, nhân kiệt, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, từng sinh ra nhiều người con ưu tú làm rạng rỡ quê hương, đất nước. Trong đó, có nhiều danh nhân nổi tiếng là người con Hà Tĩnh như: Đại thi hào Nguyễn Du; Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và nhiều chiến sỹ cộng sản lỗi lạc như: đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên cùa Đảng và Hà Huy Tập – Tổng Bí thư của Đảng (thời kỳ 1936 - 1938).
Ngô Thị Tuyển sinh năm 1946 tại làng Nam Ngạn (nay là phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa). Là nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, mang quân hàm Trung tá.
Ngày 20-2-1947, lần đầu tiên Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa và Thanh Hóa là địa phương đầu tiên trong cả nước vinh dự đón Bác Hồ.
Tháng 7/1942, Đồng chí Tố Hữu - người chiến sĩ cộng sản, nhà thơ cách mạng hàng đầu của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX đã vượt ngục Đắk Lay (tỉnh Kon Tum) bí mật về hoạt động cách mạng tại Thanh Hóa. Những năm tháng hoạt động tại đây, đồng chí được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa trong 2 thời kỳ: Từ tháng 3/1944 - 5/1945 và cuối năm 1946 - 9/1947.
Sang năm 2016 là năm Bính Thân. Vậy những người tuổi Thân như thế nào? Lịch sử Việt Nam ghi nhận rất nhiều bậc vĩ nhân tuổi thân trong đó có cả Nguyễn Trãi (sinh năm Canh Thân – 1380). Nào chúng ta cùng tìm hiểu họ là những ai?
Hiện vật tiêu biểu