Sáng 23-11, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tọa đàm kỷ niệm 17 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11-2005 - 23-11-2022) và tiếp nhận tài liệu, hiện vật do một số nhà sưu tập tư nhân và cán bộ hưu trí các ngành gốm sứ, điện cơ, cựu chiến binh hiến tặng.
Năm 1428, cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh kết thúc thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Thuận Thiên, khôi phục quốc hiệu Đại Việt mở ra một giai đoạn phát triển mới của chế độ quân chủ tập quyền trong lịch sử Việt Nam với vương triều Lê sơ (1428 - 1527).
Thời bao cấp diễn ra rõ nét nhất từ khoảng năm 1976 đến 1986 trước thời kỳ Đổi mới. Đây là một giai đoạn lịch sử đặc biệt, để lại nhiều dấu ấn và hoài niệm trong lòng bao người dân Việt Nam đã từng trải qua thời kỳ này.
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, xứ Thanh là mảnh đất lưu lại nhiều dấu ấn đậm nét về lịch sử và văn hóa. Là vùng đất cổ, địa bàn gốc của những nền văn minh, văn hóa nổi tiếng như văn hóa Núi Đọ, văn hóa Đa Bút, Văn hóa Hoa Lộc và nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng thế giới. Thanh Hóa còn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi phát tích “Tam vương Nhị chúa” và cũng là nơi quy tụ nhiều anh hùng hào kiệt của dân tộc như Bà Triệu, Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Lợi… các danh nhân văn hóa như Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Lê Hy, Nguyễn Quán Nho, Đào Duy Từ…
Năm 1924, tại làng Đông Sơn ven bờ sông Mã (nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa) những di vật đồ đồng đầu tiên được ông Nguyễn Văn Nắm phát hiện ngẫu nhiên trong lúc đi đào giun câu cá. Năm 1934, Heine Geldern - một học giả người Áo đã đề nghị đặt tên nền văn hóa đó là “Văn hóa Đông Sơn”.
Người Việt có một nền “văn hóa uống trà”, tuy không đến mức nâng thành Trà đạo (Chado) như người Nhật, nhưng nền “văn hóa” ấy có từ lâu đời, rất phong phú và độc đáo. Dưới thời Nguyễn (1802 - 1945), uống trà đã trở thành một lạc thú tao nhã, rất được giới quý tộc, quan lại và thức giả ưa chuộng. Thậm chí, uống trà còn được coi là một bộ môn nghệ thuật, đứng đầu trong nghệ thuật ẩm thực.
Ngày nay, các hiện vật quý hiếm đã có thể được hồi sinh bằng những công nghệ phục chế hiện đại.
Năm 2010, được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, Bảo tàng đã thực hiện Đề án “Sưu tầm, bảo quản, chỉnh lý hình thức trưng bày Bảo tàng Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2020”, Bảo tàng đã tập trung triển khai thực hiện đề án và đã gặt hái được nhiều kết quả đáng phấn khởi trong tất cả các lĩnh vực.
Chim phượng xuất hiện rất nhiều trong các nền văn hóa trên thế giới. Dù trong nền văn hóa nào thì hình ảnh chim phượng cũng mang ý nghĩa thiêng liêng và cao quý. Đối với nền văn hóa Việt Nam, chim phượng là một hình ảnh mang tính biểu tượng đặc biệt. Phượng là một trong bốn con vật linh (tứ linh). Quan niệm của người phương Đông nói chung, phượng được coi là chúa tể của 360 loài chim. Nó kết tinh được vẻ đẹp và sự mềm mại thanh lịch duyên dáng của các loài chim và đặc biệt là kết hợp của cẩm kê và công.
Bảo tàng Thanh Hóa là Bảo tàng tổng hợp khảo cứu địa phương, hiện đang lưu giữ và trưng bày trên 30.000 đơn vị hiện vật, rất phong phú về loại hình và đa dạng về chất liệu, có niên đại từ thời tiền - sơ sử cho đến cận - hiện đại.
Hiện vật tiêu biểu