Năm 2024, kỷ niệm 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đông Sơn – nền văn hóa được đặt tên theo làng Đông Sơn, nay thuộc phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa, địa điểm phát hiện những di vật đồ đồng đầu tiên (năm 1924). Trải qua 100 năm phát hiện và nghiên cứu, những giá trị di sản văn hóa Đông Sơn được Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa phát huy hiệu quả thông qua nhiều hình thức khác nhau.
Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa khảo cổ học thời đại kim khí ở Việt Nam, được các nhà Khảo cổ học đặt tên dựa vào sự phát hiện ngẫu nhiên một nhóm đồ đồng cổ vào năm 1924 tại làng Đông Sơn ven sông Mã (nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá). Văn hoá Đông Sơn có niên đại từ thế kỷ VII tr.cn đến thế kỷ I s.cn). Các di chỉ Văn hóa Đông Sơn phân bố ở hầu khắp các địa bàn trong tỉnh từ vùng đồng bằng, trung du, miền núi cho đến vùng biển nhưng tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Mã, sông Chu. Căn cứ vào chức năng, hiện vật văn hoá Đông Sơn được chia làm 5 loại hình: Công cụ sản xuất, vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, nhạc khí và đồ trang sức.
Năm 1924, tại làng Đông Sơn ven bờ sông Mã (nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa) những di vật đồ đồng đầu tiên được ông Nguyễn Văn Nắm phát hiện ngẫu nhiên trong lúc đi đào giun câu cá. Năm 1934, Heine Geldern - một học giả người Áo đã đề nghị đặt tên nền văn hóa đó là “Văn hóa Đông Sơn”.
Đông Sơn, một văn hóa khảo cổ rất đa dạng và thống nhất trong nội dung và hình thức thể hiện. Hơn 90 năm phát hiện và nghiên cứu về văn hóa Đông Sơn, khảo cổ học Việt Nam đã có những khám phá đầy lý thú. Văn hóa Đông Sơn ẩn chứa sức hấp dẫn đối với bất cứ ai trên con đường "lần tìm" về bản sắc văn hóa Việt cổ.
Di tích Đông Sơn nằm bên bờ sông Mã, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Địa danh này được sử dụng làm tên gọi cho một nền văn hóa khảo cổ thời đại sắt sớm tiêu biểu ở miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam
Thực hiện Quyết định số 1428/QĐ – BVHTTDL ngày 14/4/2016 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, UBND thành phố Thanh Hóa phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật tại di tích Đông Sơn thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa.
Tên chim Lạc và xứ sở của chim Lạc: Trên mặt trống đồng cổ Đông Sơn, dù tìm thấy ở địa điểm không gian nào (Đông Sơn, Quảng Xương, Cẩm Thủy, Cổ Loa, Sông Đà, Ngọc Lũ v.v...)(1) đều không thiếu hình ảnh đàn chim mỏ dài, cổ dài, thân dài sải cánh bay quanh mặt trời. Lâu nay, người ta vẫn gọi đó là chim Lạc. Vậy, tên chim Lạc bắt nguồn từ đâu và chim Lạc thực sự là giống chim gì?
Thực hiện phân kỳ 2015 của Đề án:“Sưu tầm, bảo quản chỉnh lý nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Thanh Hoá giai đoạn 2010-2020. Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã khảo sát, sưu tầm được một số sưu tập hiện vật với nhiều loại hình, chất liệu khác nhau. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu bộ sưu tập trống đồng gồm 08 chiếc (trong đó 02 trống loại I, 06 trống loại II) được phát hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Trống đồng Đông Sơn là di vật tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất của nền văn hóa Đông Sơn. Kể từ ngày phát hiện văn hóa Đông Sơn, trống đồng Đông Sơn luôn được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu về tất cả các khía cạnh. Tuy nhiên, về chức năng cũng như cách thức sử dụng của trống đồng Đông Sơn vẫn chưa thực sự đồng nhất các quan điểm. Có ý kiến cho rằng, đây đơn thuần chỉ là một nhạc khí, nhưng cũng có ý kiến lại cho đây là vật biểu trưng quyền lực hoặc vừa là nhạc khí vừa là biểu trưng quyền lực. Song, xét về chung mọi ý kiến thì trống đồng là một loại nhạc khí được nhiều người công nhận hơn cả.
Trong văn hóa Đông Sơn, chúng ta thường bắt gặp một thuật ngữ quen thuộc là “gốm Đường Cồ”. Vậy gốm Đường Cồ là gì? Tại sao lại gọi là gốm Đường Cồ?
Hiện vật tiêu biểu