Theo ICOM (Hội đồng Bảo tàng Quốc tế thuộc UNESCO) “Bảo tàng là một thiết chế phi vụ lợi, hoạt động lâu dài phục vụ cho xã hội và sự phát triển của xã hội, mở cửa đón công chúng đến xem, có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, tuyên truyền và trưng bày các bằng chứng vật chất về con người và môi trường sống của con người, vì mục đích nghiên cứu, giáo dục và thưởng thức.”
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp văn hóa thuộc loại hình bảo tàng tổng hợp (khảo cứu địa phương), có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê bảo quản, trưng bày giới thiệu các tư liệu hình ảnh và hiện vật, các sưu tập hiện vật về lịch sử tự nhiên, xã hội, văn hóa của con người xứ Thanh qua các thời kỳ lịch sử tới quần chúng nhân dân trong nước và du khách quốc tế.
Thuế thân hay còn được gọi là thuế đinh, thuế đầu người hay sưu là một trong nhiều thứ thuế của chế độ phong kiến và quân chủ. Đây là sắc thuế tiêu biểu trong các sắc thuế khoán. Thuế thân căn cứ vào cư dân địa phương, mỗi dân đinh đều phải nộp. Ngoài thuế thân đóng bằng hiện vật hay bằng tiền, còn có sưu dịch là loại thuế thân phải đóng bằng sức lao động.
Ra đời từ năm 1983, đến nay hoạt động của Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa khá ổn định được đông đảo công chúng biết đến. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh, ngành Bảo tàng đã được đầu tư cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất, nâng cấp nội dung trưng bày. Đặc biệt năm 2010, Bảo tàng đã được UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Sưu tầm, Bảo quản và chỉnh lý nội dung hình thức trưng bày Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2010 - 2020”. Bước sang năm thứ 8 thực hiện Đề án, các phòng trưng bày đã được tổ chức chỉnh lý, nâng cấp; công tác tuyên truyền, phát huy giá trị di sản văn hóa qua những hiện vật Bảo tàng cũng đạt được những kết quả nhất định.
Đền Sòng Sơn, trước đây gọi là đền Sùng Trân thuộc địa giới làng Cổ Đam, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, phủ Tống Sơn. Nay Đền Sòng Sơn thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đền Sòng được xây dựng thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786). Tương truyền là có một ông lão cầm chiếc gậy tre khô cắm xuống đất làng Cổ Đam mà khấn rằng: “nếu gậy tre này tươi tốt thì xây đền thờ Liễu Hạnh công chúa”. Quả nhiên lời huyền phán ấy trở nên màu nhiệm. Gậy tre trở nên xanh tươi, bén rễ, đâm chồi tỏa lá tốt tươi lạ thường. Người đời cho là điều lạ linh ứng, linh thiêng mới bảo nhau lập nên Đền Sòng trên mảnh đất ấy và lấy ngày 26/2 (âm lịch) hàng năm là ngày lễ chính diễn ra lễ hội. Đây chính là ngày hiển linh, hiển thánh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Sưu tập hiện vật Bảo tàng là cội nguồn, là xương sống tạo nên sự hấp dẫn đối với khách tham quan, nghiên cứu. Công tác xây dựng sưu tập chiếm vị trí quan trong các khâu hoạt động nghiệp vụ của Bảo tàng. Quá trình lựa chọn hiện vật đưa vào sưu tập và phân loại, bổ sung hồ sơ hiện vật sẽ làm tăng thêm số lượng hiện vật được kiểm kê, góp phần nâng cao chất lượng khoa học của các hoạt động nghiệp vụ kho.
Ăn trầu là một tập tục xuất hiện từ rất lâu đời ở Việt Nam. Từ bao đời nay, miếng trầu đã trở thành chiếc cầu nối trong các mối quan hệ xã hội, bởi trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Để phục vụ cho tập tục này hàng loạt các vật dụng cần thiết như âu đựng trầu, cối giã trầu, chìa vôi… đã ra đời. Trải qua bao đời, bình vôi không đơn thuần là một vật chứa vôi mà còn có mối liên hệ khăng khít với truyền thống và văn hoá Việt, trở thành vật biểu trưng của văn hóa trầu Việt.
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đang lưu giữ khoảng 10.000 hiện vật chất liệu gốm gồm các loại hình: vật liệu xây dựng, trang trí kiến trúc, đồ gia dụng... trong đó có 37 ấm gốm thuộc loại hình đồ gia dụng với nhiều kiểu dáng phong phú, đa dạng.
Ngày nay, những đổi thay về kinh tế - xã hội và sự phát triển của khoa học kỹ thuật khiến đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu, trình độ thưởng thức văn hóa cũng ngày càng được nâng cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các Bảo tàng đón thêm những lượt khách đến tham quan, nhưng cũng chính nhu cầu này lại đặt ra một thách thức không nhỏ đối với các Bảo tàng trong đó có Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa. Bởi lẽ, để có thể xóa đi định kiến lâu nay của người dân về bảo tàng: chỉ là nơi dành riêng cho những người nghiên cứu hay những người đến tham quan do “bắt buộc” thì bản thân các Bảo tàng phải có những thay đổi về tư duy và đưa ra được những hướng đi phù hợp với tình hình mới.
Phục vụ công tác nâng cấp chỉnh lý nội dung phòng trưng bày “Đặc trưng văn hóa dân tộc Thái ở Thanh Hóa”. Năm 2016, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức sưu tầm, bổ sung một số tài liệu hiện vật tiêu biểu về đời sống văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Thái tại các huyện miền núi xứ Thanh. Trong số những hiện vật tiêu biểu ấy có cây hoa Kin Chiêng Boọc Mạy (cây bông) được sưu tầm tại gia đình nhà nghệ nhân Vi Thị Mắn ở bản Nà Ơi, xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn.
Hiện vật tiêu biểu