`
1418 người đang online
  • Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc của Trung bộ nước Việt Nam, nối đồng bằng Bắc bộ rộng lớn với dải đất miền Trung dài và hẹp. Phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km; phía Nam và Tây Nam liền kề Nghệ An với đường danh giới dài hơn 160km; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn – Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, có đường biên giới dài 192km; phía Đông mở rộng ra phần giữa của Vịnh Bắc bộ thuộc biển Đông với đường bờ biển dài 102km và một thềm lục địa khá rộng.

  • Hàm Rồng nằm ở vùng hạ lưu sông Mã, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 4 km về phía Bắc. Đây không chỉ là một thắng cảnh nổi tiếng mà còn là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi đây là địa điểm tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng: Đường sắt, đường bộ và đường sông. Lại là khu công nghiệp của tỉnh: nhà máy điện, máy xay, phân lân…xung quanh nhiều làng mạc đông dân sầm uất như làng Đông Sơn, Nam Ngạn và Yên Vực. Hàm Rồng chiếm vị trí quan trọng, mạch máu giao thông Bắc–Nam, là trọng điểm có ý nghĩa chiến lược trong việc chi viện cho tiền tuyến, một mục tiêu hấp dẫn đánh phá của máy bay Mỹ.

  • Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã đi xa, nhưng những hình ảnh về Bác - vị anh hùng dân tộc - danh nhân văn hóa thế giới vẫn không thể nào phai mờ trong tâm trí mỗi người dân Việt.

  • Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bảo vệ nền độc lập của toàn quốc vừa bùng nổ tròn 2 tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về Thanh Hóa ngày 20 tháng 2 năm 1947. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm tỉnh ta.

  • Qua gần 10 năm từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) đến cuối những năm 50 của thế kỷ XX, trên thế giới và ở nước ta đã diễn ra những biến đổi quan trọng có lợi cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân ta và của nhân dân lao động trên toàn thế giới.

  • Năm 1884, Pháp đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tới giai đoạn cuối, Bắc Kỳ gần như đã nằm trong tay quân viễn chinh Pháp. Hai Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884) được ký kết dưới áp lực quân sự của tư bản Pháp đã đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam và sự đầu hàng của triều Nguyễn trước chủ nghĩa tư bản Pháp. Sau khi vua Tự Đức mất, Tôn Thất Thuyết là một trong ba Phụ chánh đại thần, đồng thời giữ chức Thượng thư Bộ binh nắm trong tay mọi binh quyền, đang ráo riết liên kết xây dựng lực lượng chờ ngày tấn công quân thù.

  • “Chiến thắng Xuân Lộc (từ 9 - 21/4/1975) làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch xung quanh Sài Gòn, làm cho tinh thần quân địch càng thêm suy sụp. Tin chiến thắng đã làm nức lòng nhân dân cả nước” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp).

  • Làng Nam Ngạn nằm ở phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa, cách cầu Hàm Rồng khoảng 800m, Nam Ngạn là một trong những làng Việt cổ ở Xứ Thanh, mang đầy đủ nét đặc trưng tiêu biểu làng vùng đồng bằng Bắc Bộ, của nền văn minh sông nước với cây đa, bến nước, sân đình...

  • Trong hai ngày 3,4/4/1965, quân và dân Hàm Rồng đã bắn rơi 47 máy bay, đập tan âm mưu đánh sập cầu Hàm Rồng của đế quốc Mỹ. Chiến thắng ấy đã làm nức lòng nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới bởi điều làm nên chiến thắng diệu kỳ đó chính là sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của quân và dân Hàm Rồng, Thanh Hóa.

  • Trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cuộc tiến công chiến lược năm 1972 có ý nghĩa và tầm vóc lịch sử đặc biệt. Tiếp nối những chiến thắng lớn năm 1971 trên khắp chiến trường ba nước Đông Dương (chiến thắng Đường 9 - Nam Lào từ 30-1 đến 23-3-1971, chiến dịch Chen La II ở Campuchia từ 20-10 đến 4-12-1970, chiến thắng Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng từ 18-12-1971 đến đầu năm 1972), cuộc tiến công chiến lược năm 1972 với mục tiêu kiên quyết đánh bại kế hoạch “Việt Nam hóa” chiến tranh và học thuyết Ních-xơn của Mỹ.

  • Sau khi mọi nỗ lực thiện chí của Chính phủ ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm gìn giữ hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh với quân đội Pháp bất thành, đêm 19/12/1946, quân và dân cả nước ta đã nhất tề đứng lên tiến hành cuộc chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc non trẻ theo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • Hội nghị Paris bốn bên khai mạc ngày 25-1-1969 là một sự kiện chính trị ngoại giao nổi bật của Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975. Để đi đến hội nghị này là cả một diễn trình đấu tranh rất phức tạp của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cách mạng miền Nam với phía Mỹ và chính quyền tay sai.

  • Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đã diễn ra trong cả nước, kể cả các vùng đang có chiến sự ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên… Ở Hà Nội, 91,95% cử tri của 74 khu nội thành và 118 làng ngoại thành đã đi bỏ phiếu trong không khí tràn đầy phấn khởi của ngày hội dân chủ. Kết quả, 6 trong số 74 ứng cử viên đã trúng cử đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trúng cử với số phiếu cao nhất (98,4%).

  • Từ đầu năm 1945, ở nhiều địa phương trong cả nước phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh mẽ trong đó có Thanh Hóa, hệ thống cai trị của thực dân Pháp bị lung lay.

  • Ngày 3/2/1930, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đồng thời tác động một cách trực tiếp, toàn diện đến phong trào yêu nước và phong trào cộng sản ở Thanh Hóa.

  • Năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Thanh Hóa bước vào giai đoạn ác liệt. Đế quốc Mỹ đã nhiều lần sử dụng các phương tiện vũ khí tối tân tấn công vào khu vực Hàm Rồng, trong đó có sự kiện ném bom công trường đắp đê sông Mã, ngày 14/6/1972.

1 2 

Hiện vật tiêu biểu