`
1350 người đang online
  • Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc của Trung bộ nước Việt Nam, nối đồng bằng Bắc bộ rộng lớn với dải đất miền Trung dài và hẹp. Phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km; phía Nam và Tây Nam liền kề Nghệ An với đường danh giới dài hơn 160km; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn – Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, có đường biên giới dài 192km; phía Đông mở rộng ra phần giữa của Vịnh Bắc bộ thuộc biển Đông với đường bờ biển dài 102km và một thềm lục địa khá rộng.

  • Hàm Rồng nằm ở vùng hạ lưu sông Mã, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 4 km về phía Bắc. Đây không chỉ là một thắng cảnh nổi tiếng mà còn là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nơi đây là địa điểm tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng: Đường sắt, đường bộ và đường sông. Lại là khu công nghiệp của tỉnh: nhà máy điện, máy xay, phân lân…xung quanh nhiều làng mạc đông dân sầm uất như làng Đông Sơn, Nam Ngạn và Yên Vực. Hàm Rồng chiếm vị trí quan trọng, mạch máu giao thông Bắc–Nam, là trọng điểm có ý nghĩa chiến lược trong việc chi viện cho tiền tuyến, một mục tiêu hấp dẫn đánh phá của máy bay Mỹ.

  • Cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được tiến hành vào năm 907 do Tiết độ sứ Giao Châu - Khúc Hạo thực hiện. Cải cách triển khai trên các mặt về hành chính, thuế, hộ tịch, hộ khẩu, đã đem lại những thay đổi tích cực cho xã hội.

  • Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã đi xa, nhưng những hình ảnh về Bác - vị anh hùng dân tộc - danh nhân văn hóa thế giới vẫn không thể nào phai mờ trong tâm trí mỗi người dân Việt.

  • Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bảo vệ nền độc lập của toàn quốc vừa bùng nổ tròn 2 tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về Thanh Hóa ngày 20 tháng 2 năm 1947. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm tỉnh ta.

  • Phạm Văn Hinh (1914 - 1941), người làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa (làng Cẩm Bào nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc,) tỉnh Thanh Hóa. Ông có bí danh là Mây. Năm 20 tuổi, ông tham gia hoạt động cách mạng, 21 tuổi ông được kết nạp Đảng; 27 tuổi ông là Trưởng ban Đặc vụ chiến khu du kích Ngọc Trạo.

  • Qua gần 10 năm từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) đến cuối những năm 50 của thế kỷ XX, trên thế giới và ở nước ta đã diễn ra những biến đổi quan trọng có lợi cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân ta và của nhân dân lao động trên toàn thế giới.

  • Trịnh Ngọc Điệt (Trịnh Văn Điệt) có các bí danh: Địa, Quyết, Linh, Đinh, Hiên), sinh ngày 17/1/1917, tại thôn Ngọc Trung, tổng Thử Cốc, phủ Thiệu Hóa (nay là xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) – là địa phương giàu truyền thống yêu nước, lại được lớn lên trong hoàn cảnh cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trong cả nước. ngay từ khi còn nhỏ, ông đã được tiếp xúc nhiều với các đồng chí hoạt động cách mạng như: Nguyễn Xuân Thúy (thôn Phong Cốc), Đỗ Huy Trinh (thôn Phong Hậu, xã Xuân Minh), và Trịnh Phương Đan (thôn Bình Lâm, huyện Hà Trung) là thầy dạy học, cũng là người trực tiếp dìu dắt và giác ngộ cách mạng cho ông từ lúc lên 9 – 10 tuổi.

  • Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước mà còn là mảnh đất lưu giữ nhiều di tích văn hóa lịch sử ghi lại những thời khắc trọng đại của dân tộc.

  • Lê Hữu Lập (1897 - 1934) người con của thôn Hữu Nghĩa, tổng Xuân Trường, huyện Hậu Lộc (nay là xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Từ khi bắt đầu giác ngộ cách mạng cho đến khi trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 37, Ông luôn là người học trò ưu tú của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, thế hệ thanh niên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa.

  • Năm 1884, Pháp đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tới giai đoạn cuối, Bắc Kỳ gần như đã nằm trong tay quân viễn chinh Pháp. Hai Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884) được ký kết dưới áp lực quân sự của tư bản Pháp đã đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam và sự đầu hàng của triều Nguyễn trước chủ nghĩa tư bản Pháp. Sau khi vua Tự Đức mất, Tôn Thất Thuyết là một trong ba Phụ chánh đại thần, đồng thời giữ chức Thượng thư Bộ binh nắm trong tay mọi binh quyền, đang ráo riết liên kết xây dựng lực lượng chờ ngày tấn công quân thù.

  • Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở phía Bắc Trung bộ, một vùng đất địa linh, nhân kiệt, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, từng sinh ra nhiều người con ưu tú làm rạng rỡ quê hương, đất nước. Trong đó, có nhiều danh nhân nổi tiếng là người con Hà Tĩnh như: Đại thi hào Nguyễn Du; Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và nhiều chiến sỹ cộng sản lỗi lạc như: đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên cùa Đảng và Hà Huy Tập – Tổng Bí thư của Đảng (thời kỳ 1936 - 1938).

  • “Chiến thắng Xuân Lộc (từ 9 - 21/4/1975) làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch xung quanh Sài Gòn, làm cho tinh thần quân địch càng thêm suy sụp. Tin chiến thắng đã làm nức lòng nhân dân cả nước” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp).

  • Làng Nam Ngạn nằm ở phía Đông Bắc thành phố Thanh Hóa, cách cầu Hàm Rồng khoảng 800m, Nam Ngạn là một trong những làng Việt cổ ở Xứ Thanh, mang đầy đủ nét đặc trưng tiêu biểu làng vùng đồng bằng Bắc Bộ, của nền văn minh sông nước với cây đa, bến nước, sân đình...

  • Trong hai ngày 3,4/4/1965, quân và dân Hàm Rồng đã bắn rơi 47 máy bay, đập tan âm mưu đánh sập cầu Hàm Rồng của đế quốc Mỹ. Chiến thắng ấy đã làm nức lòng nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới bởi điều làm nên chiến thắng diệu kỳ đó chính là sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của quân và dân Hàm Rồng, Thanh Hóa.

  • Ngô Thị Tuyển sinh năm 1946 tại làng Nam Ngạn (nay là phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa). Là nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, mang quân hàm Trung tá.

1 2 3 

Hiện vật tiêu biểu