`
1201 người đang online
  • Cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam được tiến hành vào năm 907 do Tiết độ sứ Giao Châu - Khúc Hạo thực hiện. Cải cách triển khai trên các mặt về hành chính, thuế, hộ tịch, hộ khẩu, đã đem lại những thay đổi tích cực cho xã hội.

  • Phạm Văn Hinh (1914 - 1941), người làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa (làng Cẩm Bào nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc,) tỉnh Thanh Hóa. Ông có bí danh là Mây. Năm 20 tuổi, ông tham gia hoạt động cách mạng, 21 tuổi ông được kết nạp Đảng; 27 tuổi ông là Trưởng ban Đặc vụ chiến khu du kích Ngọc Trạo.

  • Trịnh Ngọc Điệt (Trịnh Văn Điệt) có các bí danh: Địa, Quyết, Linh, Đinh, Hiên), sinh ngày 17/1/1917, tại thôn Ngọc Trung, tổng Thử Cốc, phủ Thiệu Hóa (nay là xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) – là địa phương giàu truyền thống yêu nước, lại được lớn lên trong hoàn cảnh cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trong cả nước. ngay từ khi còn nhỏ, ông đã được tiếp xúc nhiều với các đồng chí hoạt động cách mạng như: Nguyễn Xuân Thúy (thôn Phong Cốc), Đỗ Huy Trinh (thôn Phong Hậu, xã Xuân Minh), và Trịnh Phương Đan (thôn Bình Lâm, huyện Hà Trung) là thầy dạy học, cũng là người trực tiếp dìu dắt và giác ngộ cách mạng cho ông từ lúc lên 9 – 10 tuổi.

  • Lê Hữu Lập (1897 - 1934) người con của thôn Hữu Nghĩa, tổng Xuân Trường, huyện Hậu Lộc (nay là xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Từ khi bắt đầu giác ngộ cách mạng cho đến khi trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 37, Ông luôn là người học trò ưu tú của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, thế hệ thanh niên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa.

  • Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở phía Bắc Trung bộ, một vùng đất địa linh, nhân kiệt, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, từng sinh ra nhiều người con ưu tú làm rạng rỡ quê hương, đất nước. Trong đó, có nhiều danh nhân nổi tiếng là người con Hà Tĩnh như: Đại thi hào Nguyễn Du; Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và nhiều chiến sỹ cộng sản lỗi lạc như: đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên cùa Đảng và Hà Huy Tập – Tổng Bí thư của Đảng (thời kỳ 1936 - 1938).

  • Ngô Thị Tuyển sinh năm 1946 tại làng Nam Ngạn (nay là phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa). Là nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, mang quân hàm Trung tá.

  • Tháng 7/1942, Đồng chí Tố Hữu - người chiến sĩ cộng sản, nhà thơ cách mạng hàng đầu của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX đã vượt ngục Đắk Lay (tỉnh Kon Tum) bí mật về hoạt động cách mạng tại Thanh Hóa. Những năm tháng hoạt động tại đây, đồng chí được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa trong 2 thời kỳ: Từ tháng 3/1944 - 5/1945 và cuối năm 1946 - 9/1947.

  • Khương Công Phụ người làng Cổ Hiểm, phường Sơn Ôi, Ái Châu. Dưới thời Đường Đức Tông (780-805), Khương Công Phụ thi đậu trạng nguyên, đạt học vị Tiến sĩ và là vị trạng nguyên đầu tiên ở nước ta.

  • Nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới (1765 - 2015), xin trân trọng giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du.

  • Lê Thân tự Lương Hòa, thụy Mộ Đức, sinh năm Quý Sửu (1253) sống trong một gia đình Nho sỹ ở hương Cổ Na, nay là xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, một vùng địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước và văn hiến.

  • Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của vị anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi giành thắng lợi đã chấm dứt thời kỳ đô hộ tàn bạo của giặc Minh, sáng lập ra triều Hậu Lê đồng thời mở ra một thời kỳ phát triển thịnh vượng của đất nước. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa là tổng hòa của các yếu tố, trong đó, phải kể đến sự hy sinh của những tấm gương sáng ngời mà lịch sử và nhân dân muôn đời ngợi ca, tôn vinh. Một trong số đó là tấm gương hy sinh của bà Phạm Thị Ngọc Trần người vợ đáng trân quý của Bình Định Vương Lê Lợi.

  • Lê Thái Tổ tên húy là Lê Lợi, là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh, trở thành vị vua đầu tiên của vương triều nhà Hậu Lê, triều đại dài nhất trong lịch sử Việt Nam.

  • Trong suốt cuộc đời hoạt động, ông đã tham gia cống hiến trên 40 năm cho cách mạng, hai lần bị thực dân Pháp bắt tù đày nhưng ông vẫn một lòng sắt son với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, không sợ hy sinh gian khổ. Những năm còn lại, mặc dù tham gia cống hiến ở nhiều cương vị khác nhau nhưng ông luôn là người nghiêm túc, gương mẫu, trong sạch. Ông là một tấm gương sáng ngời để cho các thế hệ con cháu học tập, noi theo.

  • Cuộc đời hoạt động của đồng chí Lê Chủ là một tấm gương sáng về lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân, với đất nước. Do công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng nên ngoài những Huân chương cao quý, đồng chí được tặng thưởng lúc sinh thời, năm 1998, Đảng và Nhà nước ta đã truy tặng đồng chí Huân chương Hồ Chí Minh.

  • Đặng Văn Hỷ sinh ngày 01/01/1916 ở làng Cao Mật, tổng Cao Mật, nay thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, phủ Quảng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Làng Cao Mật liền với làng Nhân Lộ - Lỵ sở của phủ Quảng Hóa và huyện Vĩnh Lộc.

  • Ngô Đức Mậu sinh năm 1908 tại xã Đại Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là Đích Tằng Tôn của Hoàng Giáp Ngô Đức Bình (1824 - 1879). Cố nội của ông là một người học rộng uyên bác, chính vì thế Ngô Đức Mậu đã được thừa hưởng gen của tổ tông.

1 2 

Hiện vật tiêu biểu