Bảo tàng Thanh Hóa với công tác phát huy giá trị di sản văn hóa cách mạng (Phần 2)22 Tháng Tám 2024
Thanh Hóa là tỉnh có lịch sử phát triển lâu dài và liên tục. Nhân dân Thanh Hóa có truyền thống kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tài năng sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
Bảo tàng Thanh Hóa với công tác phát huy giá trị di sản văn hóa cách mạng (Phần 1)14 Tháng Tám 2024
Chỉnh lý trưng bày: Mâu thuẫn và Thách thức10 Tháng Mười 2019
Chỉnh lý trưng bày, theo tôi hiểu, chắc còn nông cạn và hời hợt, đó là việc trưng bày lại hệ thống trưng bày chính của bảo tàng với sự cập nhật những tài liệu, hiện vật mới do những thành tựu nghiên cứu khoa học mới đem lại, và theo đó là những vật liệu, thiết bị, công nghệ trưng bày tương thích được áp dụng, để tăng thêm hiệu quả, thu hút khách tham quan đến với bảo tàng ngày một đông hơn.
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa 35 năm xây dựng và phát triển24 Tháng Tư 2019
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa được thành lập đi vào hoạt động đầy đủ vào năm 1983, tiền thân là phòng Bảo tồn, Bảo tàng thuộc Ty Văn hóa Thanh Hóa (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa). Qua 35 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành. Bảo tàng tỉnh được xếp hạng II, là một trong những bảo tàng cấp tỉnh có số lượng hiện vật và bộ sưu tập hiện vật tiêu biểu, đặc sắc nhất so với các bảo tàng địa phương khác trong cả nước. Có được như vậy là nhờ công sức, trí tuệ của nhiều thế hệ cán bộ viên chức và người lao động Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa.
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa 35 năm xây dựng và trưởng thành, coi trọng công tác giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa24 Tháng Tư 2019
Thanh Hóa là một trong những địa phương sớm có bảo tàng và hoạt động bảo tàng. Cách đây 82 năm, khi đất nước ta còn dưới ách cai trị của thực dân Pháp, Bảo tàng Khảo cổ Thanh Hóa (Musée Archogigue Thanh Hoa) là một trong số 5 bảo tàng trên đất An Nam do người Pháp xây dựng. Bảo tàng Khảo cổ Thanh Hóa (nhà Bác cổ) được xây dựng và khánh thành ngày 1/1/1939, đã tiếp nhận từ Hà Nội những hiện vật đã được khai quật từ các tỉnh miền Trung, trong đó có những bộ sưu tập đồ đồng, trống đồng Đông Sơn quý giá.
Phấn khởi tự hào chặng đường đã qua, vững bước đi lên trong thời gian tới24 Tháng Tư 2019
Trải qua các tên gọi: nhà Bảo tàng, Bảo tàng Tổng hợp và nay là Bảo tàng tỉnh. Cho đến nay Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã có lịch sử 35 năm xây dựng và trưởng thành. 35 năm qua, được sự quan tâm của tỉnh, của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Sở Văn hóa Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa luôn luôn không ngừng phấn đấu vươn lên đạt được nhiều thành tích, đóng góp to lớn vào sự nghiệp Văn hóa của tỉnh nhà, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa ngày càng cao của nhân dân.
Tổ chức bài học lịch sử tại bảo tàng địa phương cho học sinh phổ thông (qua thực tiễn sư phạm ở Thanh Hóa)24 Tháng Tư 2019
Ở nước ta, ngoài hệ thống bảo tàng (BT) Trung ương, hầu như mỗi tỉnh, thành đều có BT địa phương. Đây thường là BT tổng hợp, có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê - bảo quản, trưng bày phát huy giá trị những tài liệu, hiện vật về văn hóa vật chất, tinh thần, về tiến trình lịch sử và những sự kiện lịch sử tiêu biểu của địa phương. Vì vậy, đây cũng là địa điểm lý tưởng để tổ chức bài học lịch sử cho học sinh phổ thông (HSPT). Tuy nhiên, vì nhiều lý do, hiện nay lợi thế này vẫn chưa được phát huy. Để tổ chức có hiệu quả các bài học lịch sử tại BT địa phương cho HSPT, cần có các hình thức, phương pháp khoa học và sự kết hợp chặt chẽ hơn giữa nhà trường với BT. Thực tiễn dạy học ở Thanh Hoá, một tỉnh có bảo tàng địa phương khá lớn, đã chứng minh tình hình này.
Vài nét tìm hiểu về đặc trưng và sự phát huy giá trị các sưu tập hiện vật lịch sử, văn hóa của Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa24 Tháng Tư 2019
Thanh Hóa không những là miền đất cổ mà còn là quý hương của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, đồng thời cũng là một miền quê sản sinh ra nhiều bậc anh hùng dân tộc kiệt xuất trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đây là điều kiện khách quan cơ bản tạo thuận lợi cho Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa có được nhiều sưu tập hiện vật có giá trị, minh chứng hùng hồn cho những trang sử vàng son chói lọi trong suốt quá trình lịch sử văn hóa lâu đời của đất nước Việt Nam nói chung và của tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Từ khi ra đời và quá trình phát triển đến nay nhà Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa phải trải qua một chặng đường gặp nhiều thăng trầm biến cố.
Giá trị đặc sắc sưu tập đồ thờ Bạc tại Bảo tàng Thanh Hóa14 Tháng Mười Một 2018
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện đang lưu giữ bộ đồ thờ được sưu tầm ở Đền Sòng gồm 59 hiên vật được làm bằng bạc, một số có khảm vàng, gắn đá. Do chế tác bằng chất liệu quý, nên bộ đồ thờ có kích thước nhỏ, được chạm khắc tinh xảo, nhiều đề tài phong phú, mang đậm yếu tố tôn giáo và cung đình.
Để căn cứ Ba Đình trở thành một Bảo tàng xứng tầm23 Tháng Mười Một 2016
Trong thời kỳ chống sự xâm lược của thực dân Pháp (hồi cuối thế kỷ XIX), để hướng ứng Chiếu Cần Vương lần thứ nhất (13-7-1885) và Chiếu Cần Vương lần thứ hai (19-9-1885) của vua Hàm Nghi ban ra, cùng với các tỉnh Bắc Trung Kỳ và trong cả nước, toàn bộ tỉnh Thanh Hóa, từ đồng bằng, ven biển đến miền núi đã dấy lên một phong trào yêu nước chống Pháp thật vô cùng sôi động. Đến giữa năm 1885, để nhằm thúc đẩy phong trào phát triển mạnh hơn nữa, các vị thủ lĩnh Cần Vương ở các địa phương trong tỉnh đã nhóm họp tại đình làng Bồng Trung (nay thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc) để đi đến quyết định thống nhất là xây dựng nhanh chóng hai căn cứ Ba Đình và Mã Cao trở thành hai căn cứ chống Pháp chủ chốt lợi hại nhất trong tỉnh bên cạnh việc duy trì, củng cố các căn cứ ở các vùng, miền, địa phương đã có trước đó để có thể kịp thời ngăn chặn sự tấn công, chiếm đóng của thực dân Pháp.
Công tác bảo quản và phát huy giá trị ba bảo vật Quốc gia của Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa 19 Tháng Năm 2016
Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá hiện đang trưng bày và lưu giữ trên 30.000 đơn vị hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật, sưu tập hiện vật phong phú về loại hình, đa dạng về chất liệu mang tính độc đáo và quý hiếm như: Sưu tập hiện vật thời Tiền - Sơ sử, sưu tập vũ khí Đông Sơn, sưu tập gốm Tam Thọ… Đặc sắc và tiêu biểu hơn cả là sưu tập trống đồng chiếm số lượng lớn và đứng đầu trong cả nước. Trong đó có 03 Bảo vật Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 2599/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2013 là Kiếm ngắn Núi Nưa, Trống đồng Cẩm Giang và Vạc đồng Cẩm Thuỷ.
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa với việc thực hiện Quyết đinh số 156/QĐ – TTg ngày 23/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 202018 Tháng Năm 2016
Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá được thành lập năm 1983, tiền thân là phòng Bảo tồn, Bảo tàng Ty văn hoá từ năm 1956. Hiện nay, đơn vị có 30 cán bộ viên chức, người lao động và có Chi bộ Bảo tàng; Công đoàn cơ sở; Chi đoàn thanh niên và Chi hội Cựu chiến binh. Ngoài ra cơ quan còn có Chi hội Khoa học Lịch sử, Chi hội Di sản văn hoá Việt Nam và Chi hội Khảo cổ học. Về tổ chức bộ máy, Ban Lãnh đạo có 2 Phó Giám đốc, 4 phòng ban gồm: Phòng Hành chính-Tổ chức, Phòng Sưu tầm, Phòng Kiểm kê - Bảo quản, Phòng Trưng bày-Tuyên truyền.
Những đóng góp của Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử05 Tháng Năm 2016
Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung bộ, có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nhất là trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954).
Những kết quả nổi bật của Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án18 Tháng Giêng 2016
Năm 2010, được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, Bảo tàng đã thực hiện Đề án “Sưu tầm, bảo quản, chỉnh lý hình thức trưng bày Bảo tàng Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2020”, Bảo tàng đã tập trung triển khai thực hiện đề án và đã gặt hái được nhiều kết quả đáng phấn khởi trong tất cả các lĩnh vực.
Công tác trưng bày lưu động của Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa16 Tháng Mười Hai 2015
Nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân chưa có điều kiện đến tham quan Bảo tàng, song song với hệ thống trưng bày cố định, từ nhiều năm nay Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng phát triển công tác trưng bày lưu động và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Bảo quản hiện vật ở Bảo tàng Thanh Hóa10 Tháng Mười Một 2015
Bảo tàng Thanh Hóa là Bảo tàng tổng hợp khảo cứu địa phương, hiện đang lưu giữ và trưng bày trên 30.000 đơn vị hiện vật, rất phong phú về loại hình và đa dạng về chất liệu, có niên đại từ thời tiền - sơ sử cho đến cận - hiện đại.
Hiện vật tiêu biểu