BẨN ĐỒ TỈNH THANH HÓA NĂM 1928
Chất liệu: Giấy
Kích thước: dài: 44cm, rộng 32,5cm
Nội dung hiện vật: Bản đồ do công chức người Pháp vẽ năm 1928 được công sứ Pháp ký ngày 28/1/1929.
VĂN TỰ BÁN CON
Chất liệu: Giấy
Kích thước: dài 24,5cm, rộng: 9,5cm
Văn tự viết tay bằng chữ Hán
Nội dung hiện vật: Thôn Thượng, xã Nam Dương, huyện Lôi Dương, phủ Thọ Xuân. Cao Đăng Khoa và vợ nhân thiếu tiền tiêu dùng có con trai là Cao Đăng Cơ 13 tuổi đem bán cho cậu ấm Nguyễn Xuân Vinh và vợ ông làm con nuôi, theo giá tiền là 10 đồng đem về để tiêu dùng. Cao Đăng Cơ được giao cho chủ mua nuôi dưỡng, nhược bằng vi phạm pháp luật sẽ chịu theo phép nước.
ĐẤU
Chất liệu: Gỗ
Kích thước: cao: 7,5 cm, ĐKM: 19cm, ĐKĐ: 20cm
Nội dung hiện vật: Đấu dùng cho vay nặng lãi của địa chủ phong kiến, giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám,1945
THẺ THUẾ THÂN
Chất liệu: Giấy
Kích thước: dài: 13cm, rộng: 9,5cm
Nội dung hiện vật: Thẻ thuế thân của ông Lê Văn Trơng do chính quyền thực dân Pháp cấp cho người dân ở Thanh Hóa, giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám,1945
GẠO, THÓC CHÁY
Nội dung hiện vật: Lúa gạo trong kho của Nghĩa quân Ba Đình (Nga Sơn) bị thực dân Pháp đốt cháy năm 1886.
MAI
Chất liệu: Gỗ, kim loại
Kích thước: dài: 168cm, rộng: 13,3cm
Nội dung hiện vật: Mai của nhân dân dùng đào đất xây dựng chiến luỹ Ba Đình, huyện Nga Sơn.
MÂM XÀ
Chất liệu: Gỗ
Kích thước: dài: 55cm, rộng: 39cm,Cao28cm
Nội dung hiện vật: Mâm xà của gia đình ông Lê Văn Sỹ thôn Yên Trường, xã thọ Lập, huyện Thọ Xuân dùng in báo “Tiến Lên” của tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa.
SƯU TẬP HỒ SƠ ÁN
Chất liệu: Giấy
Kích thước: dài: 30cm -33cm, rộng: 22,5cm - 25,5cm
Nội dung hiện vật: Sưu tập Hồ sơ án của các đồng chí Nguyễn Xuân Thúy, Bùi Đạt, Lê Tất Đắc, Nguyễn Kim Thành (Tố Hữu)… lưu tại Sở Mật thám Pháp.
HỒI KÝ “ÁNH SÁNG ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI”
Chất liệu: Giấy
Kích thước: dài: 30cm, rộng: 20,5cm
Nội dung hiện vật: Hồi ký “Ánh sáng đến với chúng tôi” của ông Lê Văn Sỹ, thôn Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân. Ông Sỹ vốn là ông giáo làng, dưới chế độ thực dân phong kiến, chứng kiến cảnh nhân dân khổ cực và qua quá trình tiếp xúc với các đồng chí hoạt động cách mạng thời kỳ bí mật ông đã từng bước giác ngộ, tìm thấy con đường ánh sáng, ông đã gia nhập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
TÙ VÀ
Chất liệu: Sừng trâu
Kích thước: dài 24cm
Nội dung hiện vật: Tù và được các chiến sỹ đội du kích Ngọc Trạo sử dụng trong suốt thời kỳ hoạt động của đội. Một chiến sỹ trong đội du kích đã giữ gìn và trao lại cho Bảo tàng.
SỔ TAY CỦA CHIẾN SỸ DU KÍCH NGỌC TRẠO
Chất liệu: Giấy
Kích thước: dài 21cm, rộng: 15,5cm
Nội dung hiện vật: Sổ tay của đồng chí Đường Văn Tuân – chiến sỹ đội Du kích Ngọc Trạo viết về chiến khu.
NỒI
Chất liệu: Đồng
Kích thước: cao: 15cm, ĐKM: 22cm
Nội dung hiện vật: Nồi của Hội mẹ chiến sỹ thôn Cẩm Bào, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc dùng nấu cơm phục vụ các chiến sỹ trong đội du kích Ngọc Trạo năm 1941.
CÁI Ô
Chất liệu: Vải
Kích thước: Dài: 23cm
Nội dung hiện vật: Đồng chí Tố Hữu dùng ô này để cải trang trong thời kỳ hoạt động cách mạng ở Hoằng Hóa 1942 – 1944.
TRÁP
Chất liệu: Gỗ
Kích thước: cao: 18cm, dài: 22cm
Nội dung hiện vật: Tráp của ông Vũ Văn Sồ (con trai mẹ Tơm) xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc dùng đi cắt tóc lấy tiền nuôi đồng chí Tố Hữu và chuyể tài liệu bí mật cho Đảng.
CHỈ THỊ “ĐÒI ĂN”
Chất liệu: Giấy
Kích thước: dài: 18cm, rộng: 12,5cm
Nội dung hiện vật: Chỉ thị của Tỉnh bộ Việt Minh ngày 5/3/1945 kêu gọi quần chúng biểu tình, đưa đơn lên bọn thống trị huyện, tỉnh đòi cứu tế.
TRỐNG
Chất liệu: Da, gỗ
Kích thước: cao: 47cm, ĐKM: 37cm
Chiếc trống này được sử dụng làm hiệu lệnh cho tự vệ xã Hoằng Thắng, Hoằng Đạo (huyện Hoằng Hóa) bắt tri phủ Phạm Trọng bào để giành chính quyền Cách mạng ở huyện Hoằng Hóa ngày 24/7/1945.